Đã bao giờ bạn tự hỏi việc đặt khuy áo có cần quy tắc gì không? Và vì sao lại phải như vậy chưa?
Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt giữa hai chiếc áo của nam và nữ đó?
Câu trả lời nằm ở hàng cúc áo (khuy áo) sơmi. Bạn có để ý thấy phần cúc áo trên chiếc áo sơmi nam được đặt ngược bên so với áo của nữ. Cụ thể, hàng cúc của áo nam được đặt phía bên phải, trong khi áo nữ lại là ở bên trái. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết này của chúng tôi nhé!
Sự khác nhau của chúng được thể hiện cụ thể:
Hầu hết mọi người khi được hỏi sẽ cho rằng, phần cúc áo được thiết kế như vậy là để người vợ cài cúc cho chồng thuận tiện hơn. Nhưng rất tiếc, thực chất nút áo bên vạt trái được thiết kế riêng dành cho phái nữ bởi mang yếu tố lịch sử trong ngành thời trang.
Vào thời Phục Hưng, khi trang phục yêu thích của phụ nữ là bộ cánh diêm dúa và cầu kỳ thì việc tự mặc quần áo mỗi ngày là điều khá phiền phức đối với quý bà giàu có.
Chính vì thế, việc may hàng cúc áo bên trái trên áo nữ được cho là sẽ giúp đội ngũ người giúp việc thuận tay hơn – tiện ích trong việc giúp họ mặc trang phục hàng ngày. Còn quý ông luôn tự mặc y phục cho mình, vì vậy hàng cúc áo được may ở bên phải.
Bên cạnh đó, nếu các hãng thời trang ngày nay thường nhờ người mẫu để kích thích sự chú ý, thúc đẩy doanh thu thì hàng trăm năm trước, những quý bà luôn là “người mẫu mặc thử” được săn đón của thợ may. Dần dần, việc may cúc áo ngược chiều nhau trở thành thói quen và quy định bất thành văn của giới thời trang.
Nếu bạn không phải là thợ may hay hoạt động trong ngành thời trang, tạo mẫu thì có lẽ bạn cũng không để ý điều này.
Ngoài ra còn một lý do đáng tin cậy khác, ngày xưa, khi các quý ông thường xuyên phải dùng tay thuận của mình (được cho là tay phải) để rút vũ khí ra từ trong áo thì tay trái của họ sẽ làm nhiệm vụ cởi nút áo.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc các bà mẹ hay bế em bé sơ sinh ở tay trái và phải tự cởi nút áo bằng tay phải để cho con bú cũng là một trong những lý do góp phần vào việc hình thay thói quen may nút áo ở 2 bên khác nhau cho mỗi giới tính.
Trong những trận tham chiến, người con trai cũng thường mang khiến bằng tay trái và tay phải dùng để cầm kiếm. Cách di chuyển khiên luôn là từ trái sang phải để tránh mũi tên hòn đạn của địch len qua những tấm khiên, gây sát thương.
Chính thói quen này trong suốt lịch sử hàng ngàn năm chinh chiến cũng khiến đàn ông quen với việc cài khuy bằng tay trái.
Còn đối với phụ nữ, việc hàng khuy của họ luôn nằm bên tà áo trái, như vậy sẽ giúp thuận tiện hơn khi tháo cúc bằng tay phải. Nhưng tại sao vậy?
Theo cuốn sách “Theory of the Leisure Class” (Giả thuyết về tầng lớp thượng lưu) được xuất bản vào năm 1899 của Thorstein Veblen cũng cho thấy việc đơm cúc áo bên trái của phụ nữ như là dấu hiệu ngầm ám chỉ gia đình của cô ta rất giàu có.
Do đó không cần tự mặc áo mà đều có người hầu giúp đỡ và đây giống như là dấu hiệu đặc trưng của giới thượng lưu vậy.
Sau thời kỳ diễn ra quá trình công nghiệp hóa rầm rộ ở các nước phương Tây vào thế kỷ thứ 19, mà mở đầu chính là nghành công nghiệp may nên khi đó đã đòi hỏi phải có những chuẩn mực riêng để thống nhất quy trình thực hiện sản phẩm.
Một quy chuẩn đã được tồn tại mãi cho tới ngày nay đó là hàng cúc của nam và nữ được may ngược nhau như trên. Như vậy sự trái ngược này được bắt nguồn từ những vai trò khác nhau, cũng như sự phân chia giai cấp, tầng lớp mà câu chuyện chiếc cúc áo lại có sự khác nhau giữa nam và nữ.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau của 2 loại cúc này. Ngày nay cúc áo sơ mi được thiết kế khá đa dạng với nhiều mẫu mã và màu sắc bắt mắt. Nếu bạn đang muốn tìm những phong cách mới lại cho những chiếc áo sơ mi lỗi mốt, hay chỉ đơn giản là bạn không thích những chiếc cúc trên áo đó thì hãy đến ngay với chúng tôi nhé. Chúng tôi chuyên cung cấp các phụ kiện may mặc để bạn có thể thỏa sức khám phá. Liên hệ để được tư vấn và đặt hàng.
Leave a Reply